THỊ TRƯỜNG LOGISTICS ASEAN THÁNG 03/2022

Chúng tôi ở đây TP. THỦ ĐỨC - TP. HCM

TP. THỦ ĐỨC - TP. HCM

Hotline (028) 3724 5996/997

(028) 3724 5996/997

Giờ làm việc 8h00 AM - 17h00 PM

CÔNG TY TNHH LIÊN DOANH GIAO NHẬN KHO VẬN BÌNH MINH

Vi En

THỊ TRƯỜNG LOGISTICS ASEAN THÁNG 03/2022


    * Singapore: 
    Tháng 02/2022 tổng lưu lượng container qua cảng Singapore đạt 2,84 triệu TEU, giảm 9,54% so tháng 01/2022 và giảm 1,32% so với tháng 02/2021. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, tổng lưu lượng container qua cảng Singapore đạt 5,98 triệu TEU, giảm 0,83% so với cùng kỳ năm 2021.
    Công ty chuyển phát nhanh DHL Express đã ký kết thỏa thuận Cung cấp và Bảo dưỡng (CM) với Singapore Airlines (SIA) để triển khai 5 chuyên cơ vận tải Boeing 777. Thỏa thuận này đánh dấu một bước tiến trong việc mở rộng mạng lưới hàng không của DHL trong bối cảnh thị trường chuyển phát nhanh quốc tế đang phát triển nhanh chóng.
    * Malaysia: 
    Hai cảng lớn nhất của Malaysia là Port Klang và Tanjung Pelepas (PTP) tăng công suất container để phù hợp với nhu cầu cũng như tăng trưởng thương mại của ngành. Theo đó, cảng Klang dự kiến sẽ tăng công suất hàng năm lên 60% đạt 32 triệu TEU/năm vào năm 2040. Trong khi cảng lớn thứ hai, Cảng Tanjung Pelepas (PTP) công suất hiện tại sẽ tăng thêm 3,5 triệu TEU vào năm 2025.
    Công ty SMTrack Bhd ký thỏa thuận mua một máy bay Bombardier Challenger 601-3A của Fairway Logistic (M) Sdn Bhd với giá 1,8 triệu USD (tương đương 7,6 triệu RM) để đầu tư vào dịch vụ vận chuyển hàng hóa. 
    * Thái Lan: 
    Thái Lan vận chuyển lô hàng trái cây đầu tiên đến Trung Quốc bằng đường sắt Lào- Trung Quốc. Theo đó, ngày 27/3/2022, một container chở 40 tấn sầu riêng và một container chứa 20 tấn dừa từ Rayong đã đến ga Thanaleng ở Lào và đi tàu hỏa vào Trung Quốc.
    Khu vực kinh tế tư nhân của Thái Lan thành lập một nhóm theo dõi tác động của chiến sự Nga- Ukraine trong bối cảnh lo ngại về tác động kéo dài đối với thương mại Thái Lan. Trong khi đó, chính phủ Thái Lan cũng đã đồng ý đàm phán với Trung Quốc để mở các tuyến đường thay thế cho xuất khẩu của Thái Lan sang Trung Á và châu Âu khi chi phí vận chuyển có dấu hiệu tăng.
    * Indonesia: 
    Cảng container New Priok Container Terminal 1 (NPCT1) chào đón chuyến tàu xuyên Thái Bình Dương đầu tiên của Maersk từ Jakarta đến Bờ Đông Hoa Kỳ với lộ trình: Jakarta - Yantian - Ningbo - Thượng Hải - Charleston (North) - Newark. Kích cỡ của các tàu được triển khai dự kiến sẽ tăng dần từ 5.400 TEU (đơn vị tương đương 20 feet) hiện tại lên 6.500 TEU.
    Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và giao nhận của Indonesia đang kêu gọi Chính phủ cũng như các tổ chức chính quyền có các giải pháp để khắc phục vấn đề thiếu nhiên liệu diesel trong nước đặc biệt là ở một số vùng của Sulawesi, Kalimantan và Sumatera.
    * Philippines:
    Các hãng tàu trong nước dự kiến sẽ giá cước trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng do xung đột Nga-Ukraine. 
    Bên cạnh đó, các hãng tàu cũng đang chuẩn bị cho quy định lượng lưu huỳnh thấp của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) vào năm 2025. Theo đó, IMO 2020 giới hạn lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu sử dụng trên tàu hoạt động bên ngoài các khu vực kiểm soát khí thải được chỉ định ở mức 0,50% khối lượng đây là mức giảm đáng kể so với giới hạn trước đó là 3,5%.
    * Campuchia: 
    Dự án Kho lạnh Kandal, được khởi công xây dựng vào ngày 22/3/2022 tại huyện Kien Svay tỉnh Kandal bởi Tập đoàn phát triển cơ sở hạ tầng tư nhân InfraCo Asia thông qua quan hệ đối tác với công ty Khmer Cold Chain Co Ltd (KCCC) và Cảng tự trị Phnom Penh ( PPAP). Đây là dự án kho lạnh lớn nhất ở Campuchia với công suất có thể đáp ứng 25% tổng lượng hàng của cả nước.
    Bộ Giao thông Công chính Campuchia đã công bố kế hoạch triển khai hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử chỉ trực tuyến tại các cảng của Campuchia vào tháng 8/2022 để tạo điều kiện quản lý hiệu quả hơn các hoạt động vận tải và chuyển tải tàu biển.